NIỀNG RĂNG MẶT TRONG

< 139 Bờ Bao Tân Thắng, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM >

Mọc răng khôn khi mang thai phải xử lý thế nào?

Theo dõi trên:

Mọc răng khôn khi mang thai phải xử lý thế nào? Tôi đã mang thai được 4 tháng nhưng lại không may bị mọc răng khôn đúng trong giai đoạn này. Tôi cảm thấy vô cùng khó chịu và đau nhức liên tục tại nướu, nhiều lúc còn sốt nhẹ và biếng ăn. Mong bác sĩ tư vấn tư giúp cách giải quyết an toàn trong trường hợp này. Cảm ơn bác sĩ ạ! (Mai Hồ – Bình Thạnh)

Chào Mai Hồ!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ những lo lắng và gửi thắc mắc mọc răng khôn khi mang thai phải xử lý thế nào về tại trung tâm nha khoa chúng tôi. Để giúp bạn hiểu hơn về quá trình mọc răng khôn và có cách xử lý an toàn với những biểu hiện bất thường  trong giai đoạn này, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Mọc răng khôn khi mang thai phải xử lý thế nào? 1
Phụ nữ mang thai gặp nhiều sự biến đổi trong cơ thể*

Chế độ chăm sóc răng miệng khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể nữ giới phải trải qua nhiều sự biến đổi. Chính vì vậy, cả mẹ và thai nhi đều cần được chăm sóc thật tốt về mọi mặt và đối với sức khỏe răng miệng cũng vậy. Mang thai, sự thèm ăn tăng cao và bạn cũng cần phải cung cấp vào cơ thể lượng dinh dưỡng dồi dào. Điều này ảnh hưởng lớn đến tình trạng răng miệng nếu áp dụng chế độ vệ sinh răng miệng không hợp lý. 

Theo lời khuyên của bác sĩ, thai phụ cần thực hiện thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ tại trung tâm nha khoa và thực hiện cạo vôi răng loại sạch các mảng bám trên răng để ngăn ngừa một số bệnh lý dễ gặp về răng miệng. Bên cạnh đó, phải thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và không nên ăn nhiều đồ ngọt vào ban đêm. 

Mọc răng khôn khi mang thai phải xử lý thế nào? 2
Thực hiện thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ khi mang thai*

Mọc răng khôn khi mang thai phải xử lý thế nào?

Phụ nữ mang thai phải đối mặt với nhiều biểu hiện bất thường và nếu không may bị mọc răng khôn khi mang thai, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Có thể bạn phải trải qua những cơn đau nhức kéo dài rất khó chịu, cảm giác ăn không ngon miệng, biếng ăn và sốt nhẹ…

Thông thường, mọc răng khôn có quá nhiều biểu hiện bất thường hoặc mọc không đúng quy định sẽ được nha sĩ chỉ định nhổ bỏ. Song, với phụ nữ mang thai, việc nhổ bỏ răng khôn thường được cân nhắc rất kỹ lưỡng bởi sự tác động này có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vì chỉ định nhổ bỏ răng khôn, nha sĩ sẽ giúp bạn hạn chế đau nhức răng khôn thông qua các kỹ thuật nha khoa hỗ trợ.

Mọc răng khôn khi mang thai phải xử lý thế nào? 3
Phụ nữ mang thai không nên nhổ răng khôn

Bên cạnh phương pháp hạn chế đau nhức mọc răng khôn khi mang thai tại nha khoa, các mẹ có thể áp dụng một số mẹo giảm đau tại nhà như ngậm gừng hay tỏi tươi, uống nước mật ong ấm, súc miệng hoặc ngậm nước muối ấm… 

Có lẽ những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây phần nào giúp bạn Mai Hồ hiểu rõ mọc răng khôn khi mang thai phải xử lý thế nào. Để có cách giải quyết an toàn nhất, bạn nên trực tiếp đến trung tâm nha khoa để được nha sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

Trồng implant là chỉ định mà bác sĩ đưa ra để cải thiện tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Bạn có thể tham khảo bảng giá cấy ghép implant trên hệ thống website của Nha Khoa Đăng Lưu, hoặc liên hệ với bác sĩ tư vấn qua hotline 1800 6578.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 34 Phan Đăng Lưu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Email: info@nhakhoadangluu.com.vn
Website: https://nhakhoadangluu.com.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN