NIỀNG RĂNG MẶT TRONG

< 139 Bờ Bao Tân Thắng, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM >

Làm răng sứ có đau không? Cần thông tin chính xác

Theo dõi trên:

Làm răng sứ có đau không là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm khi có ý định thực hiện chỉnh nha. Bọc răng sứ được xem là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời như mang lại nét đẹp thẩm mỹ và cải thiện hiệu quả chức năng ăn nhai. Các khiếm khuyết răng miệng hô móm, khấp khểnh, chen chúc, răng thưa…đều được khắc phục hiệu quả. Để giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nhiều bệnh nhân còn thắc mắc liệu bọc răng sứ có đau, có gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai hay không. Vì bản chất của bọc răng sứ là mài bớt một phần răng thật và gắn mão sứ giả lên trên.

Làm răng sứ có đau không? Cần thông tin chính xác-1
Làm răng sứ có đau không*

Làm răng sứ có đau không?

Làm răng sứ có đau không phụ thuộc vào những yếu tố như tay nghề bác sĩ thực hiện, thiết bị nha khoa. Hơn nữa, nếu bạn thực hiện làm răng sứ ở một nha khoa kém chất lượng với bác sĩ kém chuyên môn thì sẽ dễ gặp phải những tình trạng răng miệng bị kích ứng như đau nhức và ê buốt khó chịu. Thế nên, bạn cần lựa chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín.

Làm răng sứ có đau không? Cần thông tin chính xác-2
Làm răng sứ không đau nếu biết thực hiện đúng kỹ thuật*

Làm răng sứ không đau nếu được thực hiện đúng quy trình

Làm răng sứ có đau không sẽ không còn là vấn đề khiến bạn lo lắng nếu được thực hiện đúng quy trình theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Cụ thể:

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn: Đầu tiên, bạn sẽ được thăm khám và kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng có đáp ứng đủ điều kiện làm răng sứ hay không. Nếu phải chụp X quang, bác sĩ sẽ dựa trên đó để tư vấn và lập ra kế hoạch điều trị cụ thể.
  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ răng miệng và gây tê: Trước khi thực hiện bọc răng sứ, bệnh nhân được vệ sinh sạch sẽ khoang miệng để diệt hết những vi khuẩn và tẩy rửa hết các mảng bám cao răng, mục đích để tránh được tình trạng viêm nhiễm xảy ra khi thực hiện. Nếu bạn mắc các bệnh lý răng miệng sẽ được điều trị trước rồi mới tiến hành các bước tiếp theo. Sau đó, bác sĩ gây tê vùng phục hình răng sứ để giảm thiểu cảm giác đau nhức cho người bệnh.
  • Bước 3: Mài răng và lấy dấu răng: Sau khi thuốc gây tê phát huy công dụng, bác sĩ thực hiện mài răng như kế hoạch ban đầu. Rồi dùng dụng cụ lấy dấu răng để các kỹ thuật viên làm ra những chiếc mão sứ phù hợp với răng thật. Trong thời gian đợi răng sứ bạn sẽ được gắn tạm răng giả để duy trì chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.
Làm răng sứ có đau không? Cần thông tin chính xác-3
Trước khi mài răng, bệnh nhân sẽ được tiến hành gây mê*
  • Bước 4: Chế tạo răng sứ: Răng sứ được chế tạo bởi đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm cùng với hệ thống thiết kế hiện đại mang lại sự chính xác cao về hình dáng, kích thước và màu sắc cho răng sứ. Đây được xem là giai đoạn mất nhiều thời gian nhất khi làm răng sứ.
  • Bước 5: Gắn răng sứ: Việc gắn răng sứ chỉ mất một khoảng thời gian ngắn, thường chỉ trong vòng 24h. Trước khi gắn cố định răng sứ vào răng thật, bác sĩ sẽ kiểm tra độ khít sát và sự tương đồng của hình dáng, màu răng sao cho bệnh nhân cảm thấy hài lòng.

Cách chăm sóc răng sứ sau khi phục hình

Để làm tăng tuổi thọ của răng sứ sau khi phục hình, bạn có chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng hợp lý. Trong đó:

  • Hạn chế ăn những thức ăn cứng, gây tổn thương đến răng như kẹo, bánh, cà phê, nước ngọt có ga…vì chúng sẽ khiến răng bị xỉn màu và gây ra các bệnh lý răng miệng.
  • Đánh răng bằng bàn chải lông mềm mỗi ngày, sử dụng kem đánh răng cho răng nhạy cảm và sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch răng sau mỗi bữa ăn.
  • Tạo thói quen thăm khám răng miệng định kỳ từ 3-6 tháng để sớm phát hiện và điều trị những bệnh lý và khắc phục những biến chứng có thể xảy ra.
Làm răng sứ có đau không? Cần thông tin chính xác-4
Nên chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi phục hình răng sứ*

Như vậy, với những lời giải đáp trên đây của chúng tôi chắc rằng bạn đã tìm ra cho mình câu trả lời cho vấn đề làm răng sứ có đau không. Hi vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm cần thiết giúp mình chăm sóc và bảo vệ răng miệng tốt hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN