NIỀNG RĂNG MẶT TRONG

< 139 Bờ Bao Tân Thắng, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM >

Trồng răng giả có đau không? Tìm hiểu kỹ thuật trồng

Theo dõi trên:

Trồng răng giả có đau không là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. Khi răng bị mất, trồng răng giả chính là phương pháp khôi phục lại răng hiệu quả bằng việc sử dụng răng giả thay thế. Răng giả không chỉ khắc phục những biến chứng khi mất răng mà còn hỗ trợ cải thiện tốt chức năng ăn nhai cùng đem lại tính thẩm mỹ cao cho hàm răng.

Tuy nhiên, mọi người vẫn e ngại việc đau nhức sau khi trồng răng. Vậy trồng răng giả có tốt không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Trồng răng giả có đau không? Tìm hiểu kỹ thuật trồng-1
Trồng răng giả có đau không?*

Trồng răng giả có đau không?

Việc mất răng sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc ăn nhai, tính thẩm mỹ và gây nhiều tác hại xấu về lâu dài. Trồng răng giả chính là phương pháp giúp khôi phục lại khả năng ăn nhai và hoàn thiện về tính thẩm mỹ cho khuôn hàm. Nhưng vẫn có không ít người còn lo lắng việc đau nhức sau khi phục hình cho răng. Thực tế việc trồng răng giả có đau không còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng miệng cũng như phương pháp trồng răng ở từng người.

Hiện nay có 3 phương pháp trồng răng để bạn lựa chọn và giúp khôi phục lại chức năng đã mất của răng đó là cầu răng sứ, cấy ghép implant và làm hàm giả tháo lắp. Trong đó, phương pháp làm răng giả tháo lắp được xem là đơn giản và dễ thực hiện, hơn nữa không gây ra bất cứ đau đớn nào cho người bệnh. Còn cầu răng sứ và cấy ghép implant sẽ can thiệp vào xương và răng nên sẽ gây khó chịu, đau nhức cho người bệnh. Vậy nên trồng răng giả ở đâu tốt nhất?

Trồng răng giả có đau không? Tìm hiểu kỹ thuật trồng-2
Trồng răng giả bằng hàm giả tháo lắp*

Các kỹ thuật trồng răng giả hiệu quả hiện nay

Dù thực hiện phương pháp nào nhưng nếu được áp dụng kỹ thuật nha khoa hiện đại, bạn sẽ không còn phải quan tâm nhiều đến vấn đề trồng răng giả có đau không. Bởi trước khi phục hình, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ cho bạn nên cảm giác khó chịu đau nhức sẽ không xảy ra. Cụ thể:

  • Làm răng giả tháo lắp: Bác sĩ lấy dấu hàm để chế tạo răng giả như răng thật đã bị mất. Sau khi chế tác răng giả xong, bệnh nhân chỉ cần đeo răng giả vào hàm để ăn nhai. Nhưng phương pháp này vẫn còn hạn chế, dễ bị rơi ra vì răng không gắn cố định, đồng thời tính thẩm mỹ và độ bền không cao.
  • Làm cầu răng sứ: Kỹ thuật mài cùi 2 răng nằm kế răng bị mất để làm trụ răng nâng cho cho cầu răng sứ. Tổng cộng sẽ có 3 mão răng sứ gắn lên răng và được chụp bọc lên răng thật, răng nằm ở giữa có thể thay thế răng vị mất hiệu quả. Phương pháp này mặc dù gây cảm giác ê buốt và đau nhức cho bệnh nhân nhưng chỉ sau khoảng 2 – 3 ngày sẽ biến mất nếu bạn chăm sóc răng đúng cách.
Trồng răng giả có đau không? Tìm hiểu kỹ thuật trồng-3
Trồng răng bằng cấy ghép implant*
  • Cấy ghép implant: Đây là phương pháp được đánh giá là giải pháp phục hình răng giả tốt nhất hiện nay. Răng implant gồm trụ răng implant, mão sứ và khớp nối tạo thành 1 răng giả hoàn chỉnh giống răng thật. Bác sĩ tiến hành cấy ghép trụ implant vào xương hàm nơi răng bị mất và sẽ trồng răng sứ lên trên implant rồi gắn cố định bằng khớp nối.

Đã có nhiều nhiều người lo lắng việc trồng răng giả có đau không khi cấy ghép ipalnt vì đây là một ca tiểu phẩu đã can thiệp đến xương hàm để đặt trụ implant. Thực hiện cấy ghép implant phần nào sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức, nhưng bạn không nên lo lắng, bởi vì bác sĩ sẽ gây tê cho bạn nên cảm giác khó chị, ê buốt, đau nhức khi thực hiện không xảy ra. Bác sĩ cũng được bác sĩ dặn dò, kê thuốc giảm đau và hướng dẫn kỹ cách chăm sóc răng miệng tại nhà để giảm thiểu tình trạng đau nhức và giúp vết thương nhanh lành.

Trồng răng giả có đau không? Tìm hiểu kỹ thuật trồng-4
Nên lựa chọn nha khoa uy tín để trồng răng*

Trên đây là những lời giải đáp của chúng tôi về vấn đề trồng răng giả có đau không mà bạn quan tâm. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp phục hình răng bị mất và học thêm nhiều kinh nghiệm cần thiết về cách chăm sóc răng miệng hiệu quả. Ngoài ra, để kết quả phục hình răng tốt, bạn cần tìm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN