Niềng răng cho trẻ em là dịch vụ nha khoa được các chuyên gia khuyên nên áp dụng càng sớm càng tốt. Bởi ở trẻ em, việc điều chỉnh những chiếc răng mọc sai lệch có phần dễ dàng và thường mang lại hiệu quả hơn so với các trường hợp niềng răng ở người trưởng thành. Tuy nhiên, để thực hiện niềng răng thành công cho con em mình, phụ huynh cần nắm rõ các thông tin dưới đây!
Một hàm răng đều đặn là điều kiện để giúp bạn tự tin và có quá trình ăn uống tự nhiên hơn. Tuy nhiên, ở độ tuổi trẻ em, bé thường không ý thức được các tác nhân có thể gây ảnh hưởng đến hàm răng của mình. Vì thế, chúng trẻ thường có thói quen đẩy lưỡi hay sử dụng tay sờ vào răng khi răng đang mọc, điều này khiến răng dễ bị mọc sai lệch vị trí trên cung hàm.

Vì sao nên niềng răng cho trẻ em?
Nếu việc sở hữu một hàm răng đẹp giúp bé tự tin thì ngược lại, những chiếc răng mọc khấp khểnh, chen chúc, xô lệch nhau khiến bé cảm thấy tự ti với bạn bè khi trưởng thành. Hơn nữa, răng xấu gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt. Điều này làm trẻ nhà bạn ngại giao tiếp, gián tiếp định hình nhân cách của bé.
Không chỉ dừng lại ở đó, răng không mọc thẳng đều khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Việc răng trẻ không được làm sạch là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu… ảnh hưởng đến chức năng nhai và cấu trúc hàm răng về sau.

Hiện nay, để giúp bé cải thiện tình trạng răng mọc sai lệch, phụ huynh có thể đưa bé đến thăm khám tại trung tâm nha khoa và cho bé tiến hành niềng răng. Vì ở độ tuổi còn nhỏ, răng và cung hàm chưa phát triển ổn định, rất dễ dàng thay đổi vị trí và kích thước. Việc tiến hành niềng răng cho trẻ em không mất nhiều thời gian và thường đơn giản hơn so với khi bé trưởng thành.
Quy trình niềng răng cho trẻ em đạt chuẩn
Niềng răng cho trẻ em được thực hiện thông qua quy trình chuẩn bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng răng miệng
Bác sĩ thực hiện kiểm tra tình trạng răng miệng tổng quát, xác định cụ thể mức độ mọc lệch của răng. Bên cạnh đó, thăm khám và giải quyết các bệnh lý về răng miệng (nếu có). Điều này giúp bảo vệ tối đa răng miệng cho bé.

Bước 2: Chụp X-quang bằng công nghệ 3D
Thông qua việc chụp X-quang bằng công nghệ 3D Cone beam CT, bác sĩ nắm rõ tình trạng răng, xương hàm, cung hàm của bé trong thời điểm hiện tại. Từ đó sẽ có những nhận định chính xác nhất và lên kế hoạch điều trị cụ thể.

Bước 3: Lấy dấu hàm và thiết kế mắc cài
Thực hiện lấy dấu hàm và gửi mọi số liệu, thông tin thu thập được về bộ phận Labo. Các kỹ thuật viên chế tác mắc cài và dây chun tương ứng, đảm bảo theo kế hoạch chỉnh nha từng giai đoạn của bác sĩ, giúp tạo lực nắn chỉnh tốt cho răng dịch chuyển về đúng vị trí như mong đợi.

Bước 4: Đeo mắc cài lên răng
Người trực tiếp đeo mắc cài lên răng cho trẻ là bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đảm bảo mắc cài được đặt chuẩn xác. Sau đó, dây chun được gắn lên trên nhằm buộc cố định mắc cài, giúp khí cụ này không bị bung tuột ra khỏi răng trong quá trình chỉnh nha.

Niềng răng cho trẻ em ban đầu có thể còn nhiều trở ngại do trẻ còn quá nhỏ và không dễ thích nghi với các “vật thể lạ” tồn tại trong khoang miệng. Phụ huynh cần kết hợp nhuần nhuyễn với bác sĩ chỉnh nha để quá trình này được diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời, bạn cần hỗ trợ bé ý thức được việc vệ sinh răng và mắc cài trong quá trình niềng răng cho trẻ em để có thể thu nhận được hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.