NIỀNG RĂNG MẶT TRONG

< 139 Bờ Bao Tân Thắng, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM >

Niềng răng khi mang thai có được không?

Theo dõi trên:

Niềng răng khi mang thai có được không? Nhiều chị em vì muốn tận dụng thời gian nghỉ dưỡng khi mang thai để niềng răng. Bởi thông thường, thời gian niềng răng mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, liệu niềng răng có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé hay không là điều khiến nhiều người mẹ lo lắng. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Răng mọc không đều, gây mất thẩm mỹ sẽ khiến nhiều người mất tự tin, nhất là những người đang trong thời kỳ thai nghén, việc thay đổi ngoại hình là điều mà ai cũng gặp phải dù ít hay nhiều.

Niềng răng khi mang thai có được không?-1
Niềng răng khi mang thai có được không*

Niềng răng khi mang thai có được không?

Niềng răng là phương pháp nắn chỉnh lại những sai lệch của răng như mọc lộn xộn, hô móm, răng thưa…bằng cách sử dụng hệ thống các khí cụ chuyên dụng gắn vào mặt ngoài của răng, đồng thời điều chỉnh lực kéo phù hợp giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Về bản chất, niềng răng chỉ tác động ở bề ngoài răng và không sử dụng thêm bất cứ thứ thuốc gì nên niềng răng khi mang thai có thể tiến hành được bình thường mà không lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi.

Niềng răng khi mang thai có được không?-2
Niềng răng giúp sắp xếp lại răng đều đặn hơn trên cung hàm*

Tuy nhiên, niềng răng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe của người mẹ và em bé bởi vì:

  • Trung bình thời gian niềng răng mất khoảng 12 – 24 tháng, niềng răng lúc mang thai dù không gây ảnh hưởng tới thai nhi và mẹ nhưng trong thời gian này có thể không tiện tới nha khoa để thăm khám. Như thế thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn dự kiến.
  • Trước khi thực hiện niềng răng, để biết rõ tình trạng răng miệng của người mẹ, nhiều trường hợp được chỉ định chụp phim X quang và việc mang thai sẽ khiến bác sĩ tìm hướng giải quyết khác sao cho phù hợp.
  • Một số trường hợp đều phải nhổ răng để tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển trước khi niềng. Như tế khi sử dụng thuốc gây tê sẽ ảnh hưởng phần nào đến em bé và bà bầu.
  • Khi niềng răng, chế độ dinh dưỡng cũng được hạn chế, thế nên niềng răng khi mang thai sẽ dẫn tới việc thiếu chất dinh dưỡng và khoáng chất cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe người mẹ.
  • Mặt khác, trong thời kỳ mang thai, hóc môn trong cơ thể người mẹ dễ thay đổi sẽ dẫn tới mắc các bệnh sâu răng, viêm nướu, viêm lợi…Lúc này, bà bầu cần phải tái khám răng miệng định kỳ để bác sĩ sớm tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

Vì những người mẹ mang thai thường rất nhạy cảm nên nếu có nhu cầu niềng răng chỉnh nha thì cần tìm một địa chỉ nha khoa an toàn với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm. Như vậy quá trình niềng răng mới diễn ra thuận lợi và tránh các sai sót có thể xảy ra.

Niềng răng khi mang thai có được không?-3
Nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để niềng răng*

Khắc phục nhược điểm niềng răng khi mang thai

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Phương pháp niềng răng invisalign ra đời giúp khắc phục những nhược điểm mà quá trình niềng răng khi mang thai gây ra. Việc áp dụng phương pháp niềng răng này sẽ đem lại một số lợi ích như:

  • Bà bầu không phải thường xuyên tới nha khoa thăm khám: Nếu như niềng răng mắc cài kim loại, bạn sẽ dành nhiều thời gian đến nha khoa để thăm khám và điều chỉnh lực kéo. Thì nay, với niềng răng invisalign, phải mất khoảng 2 tháng mới quay lại nha khoa kiểm tra, vì khay niềng có thể tự thay được ở nhà.
  • Công nghệ niềng răng này không phải nhổ răng như các phương pháp truyền thống.
  • Khay niềng răng tương thích với hàm răng của từng người, không gây đau nhức hay bất cứ kích ứng nào trong quá trình niềng răng.
  • Khay niềng có thể tháo lắp dễ dàng, thuận lợi cho việc vệ sinh răng miệng và ăn uống của bà bầu.
Niềng răng khi mang thai có được không?-4
Niềng răng invisalign – Giải pháp an toàn cho bà bầu có nhu cầu niềng răng*

Như vậy, có thể thấy được niềng răng khi mang thai không còn là vấn đề đáng lo lắng nếu bạn biết chọn đúng phương pháp và nha khoa thực hiện. Hy vọng rằng, với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn đối với việc chỉnh nha khi mang thai.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN