NIỀNG RĂNG MẶT TRONG

< 139 Bờ Bao Tân Thắng, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM >

Tình trạng ê buốt khi niềng răng do đâu? Cách khắc phục nhanh

Theo dõi trên:

Ê buốt khi niềng răng là tình trạng thường gặp ở nhiều người sau khi thực hiện chỉnh nha. Hiện tượng này gây ra cảm giác không thoải mái khi ăn nhai hay quá trình chăm sóc răng miệng. Vậy nguyên nhân này do đâu? Có cách nào khắc phục hiệu quả tình trạng này không? Bài viết này sẽ đưa ra những phân tích cụ thể và chỉ ra các lý do gây nên tình trạng này, từ đó giúp bạn tìm ra phương pháp khắc phục hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!

Niềng răng là quá trình sắp xếp và nắn chỉnh lại các răng đều đặn trên cung hàm sao cho đều đặn. Đồng thời mang lại tính thẩm mỹ và cải thiện hiệu quả chức năng ăn nhai. Có rất nhiều phương pháp niềng răng được nhiều người ưa chuộng như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mặt lưỡi, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng invisalign….

Tình trạng ê buốt khi niềng răng do đâu? Cách khắc phục nhanh-1
Ê buốt khi niềng răng là gì*

Nguyên nhân gây ê buốt khi niềng răng

Ê răng khi niềng răng chỉnh nha là tình trạng ê buốt, đau nhức khi ăn uống, chải răng hay chịu sự kích thích từ môi trường bên ngoài. Đây là biến chứng thường xảy ra sau khi bác sĩ gắn mắc cài lên răng. Theo đánh giá của các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:

  • Xương hàm yếu hoặc do răng nhạy cảm: Nếu xương hàm của bệnh nhân quá yếu, răng quá nhạy cảm thì khi gắn các khí cụ lên sẽ tạo ra lực tác động khiến răng bị ê buốt. Lực kéo xiết răng càng mạnh thì cảm giác khó chịu càng tăng.
Tình trạng ê buốt khi niềng răng do đâu? Cách khắc phục nhanh-2
Có rất nhiều phương pháp niềng răng cho bạn chọn lựa*
  • Tay nghề bác sĩ kém: Nếu bác sĩ chẩn đoán sai tình trạng sức khỏe của bệnh nhân lúc niềng răng, tăng lực kéo quá mạnh, lập kế hoạch niềng răng không chính xác, có thể khiến bệnh nhân chịu nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có ê buốt răng.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ê buốt khi niềng răng cũng được xác định do thói quen ăn uống không hợp lý. Bệnh nhân thường xuyên ăn nhiều thực phẩm nóng, lạnh hay quá cứng…khiến các khí cụ niềng răng dễ bị đứt gãy, gây kích ứng lên nướu và răng. Hơn nữa, trong thời gian điều trị, răng vẫn còn yếu và chưa thực sự ổn định, nên nếu bạn sử dụng những thực phẩm này thường xuyên sẽ gây tổn thương cho men răng.

Cách khắc phục tình trạng ê buốt răng nhanh hiệu quả

Ê buốt khi niềng răng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân nếu không được khắc phục kịp thời. Vậy có cách nào khắc phục hiệu quả hiện tượng này không?

Tình trạng ê buốt khi niềng răng do đâu? Cách khắc phục nhanh-3
Niềng răng giúp nắn chỉnh lại các răng sai lệch trên cung hàm*
  • Đến nha khoa thăm khám ngay: Sau khi niềng răng, tình trạng ê buốt vẫn kéo dài, không thuyên giảm thì hãy quay lại nha khoa ngay. Tại đây, bạn cần cho các bác sĩ biết tình hình cụ thể của bạn để bác sĩ tìm ra biện pháp xử lý thích hợp.
  • Có chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế ăn nhiều thực phẩm quá cứng, dai, nóng, lạnh…Thay vào đó nên ăn nhiều thực phẩm dạng lỏng, mềm như sữa tươi, cháo súp, bột ngũ cốc…
  • Thăm khám răng định kỳ: Trong thời gian điều trị chỉnh răng, bạn nên tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám đúng lịch hẹn. Việc này giúp cho quá trình niềng răng của bạn diễn ra an toàn và tránh gặp phải những ảnh hưởng xấu đến răng miệng.
  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn: Thông thường sau khi niềng răng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Việc của bạn là chỉ cần uống thuốc theo đơn đã kê và nếu cơn đau nhức vẫn tái phát thì lúc này mới quay trở lại trung tâm nha khoa.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Ê buốt khi niềng răng sẽ hạn chế hơn nếu bạn biết cách chải răng đúng cách. Nên dùng bàn chải mềm, kem đánh răng có chứa fluor đánh nhẹ nhàng từ trên xuống dưới để làm sạch những mảnh vụn thức ăn còn sót lại.
Tình trạng ê buốt khi niềng răng do đâu? Cách khắc phục nhanh-4
Hiện tượng ê buốt sẽ thuyên giảm nếu biết chăm sóc răng miệng đúng cách*

Trên đây là những lời giải đáp của chúng tôi về vấn đề ê buốt khi niềng răng. Mong rằng, qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức cùng kinh nghiệm giúp ích nhiều cho quá trình chăm sóc và bảo vệ răng miệng của mình thật tốt trong quá trình niềng răng chỉnh nha.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN