NIỀNG RĂNG MẶT TRONG

< 139 Bờ Bao Tân Thắng, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM >

Cẩm nang về răng khôn

Theo dõi trên:

Cẩm nang về răng khôn bạn không nên bỏ qua. Có lẽ ai cũng từng trải qua quá trình mọc răng khôn. Tùy theo từng trường hợp mà răng khôn mọc ngầm hay mọc lệch gây ra những biến chứng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của mọi người.

Cẩm nang về răng khôn

Răng khôn là những chiếc răng mọc sau cùng  và thông thường mỗi người có 4 chiếc răng khôn. Vậy răng khôn là răng thứ mấy? Răng khôn còn có tên gọi khác là răng số 8. Với loại răng này, không có chức năng nhai như những loại răng khác. Do vậy, các trường hợp mọc lệch gây phiền phức cho sức khỏe răng miệng thì cách tốt nhất bệnh nhân nên đến nha khoa để thăm khám và nhổ răng khôn. Sau đây là cẩm nang về răng khôn với các trường hợp nên nhổ răng khôn:

Cẩm nang về răng khôn
Răng khôn mọc gây ra nhiều biến chứng*

– Trường hợp răng khôn mọc lệch gây ra các triệu chứng đau nhức, sưng tấy và có thể bị sốt lặp đi lặp lại nhiều lần. Bên cạnh đó, răng mọc lệch còn gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, nguy cơ mắc các bệnh răng miệng cao.

– Răng khôn bị sâu do bị nhồi nhét thức ăn nhiều, khó vệ sinh răng miệng.

– Nhổ răng khôn để hỗ trợ cho các trường hợp niềng răng, trồng răng giả.

Tuy nhiên nếu răng khôn mọc thẳng, bình thường không gây ảnh hưởng gì thì bệnh nhân nên giữ lại. Ngoài ra , nhổ răng sẽ chống chỉ định với những người bị bệnh tim mạch, chứng máu khó đông, tiểu đường,…

Nhổ răng khôn cần chú ý điều gì?

Đến trung tâm nha khoa để nhổ răng số 8, bệnh nhân sẽ được thăm khám và chụp x-quang để xác định tình trạng răng khôn có cần phải nhổ hay không. Nếu có tiền sử về các bệnh lý hoặc đang có dùng các loại thuốc nào thì nên trình bày cụ thể với bác sĩ. Trường hợp, răng khôn gây viêm nướu và nhiễm trùng thì phải điều trị cho khỏi mới tiến hành nhổ bỏ.

Cẩm nang về răng khôn
Răng khôn gây đau nhức*

Trước khi nhổ răng, bệnh nhân cần có tâm lý thoải mái, đừng quá lo lắng. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được cho súc miệng để sát khuẩn vùng cần nhổ và tiến hành tiêm thuốc tê vào vùng đó. Tùy vào vị trí răng khôn mọc, hình dáng răng khôn mà quá trình nhổ răng diễn ra nhanh hay chậm. Thông thường nhổ răng khôn mất khoảng 15-30p. Sau khi chiếc răng khôn đã được nhổ đi, bệnh nhân phải cắn chặt miếng bông gạc khoảng 30p để cầm máu. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau. Trong những ngày đầu sau khi nhổ răng, có thể vết thương sẽ làm gò má hơi sưng. Để giảm sưng, bệnh nhân có thể dùng một khăn lạnh chườm vào chỗ sưng. Ngoài ra, cần tránh các tác động đến chỗ răng vừa được nhổ để vết thương mau lành.

Với những Cẩm nang về răng khôn trên đây, rất mong sẽ là thông tin hữu ích cho những bệnh nhân đang gặp khó khăn với chiếc răng khôn phiền phức. Để quá trình nhổ răng an toàn và đạt hiệu quả, bệnh nhân nên đến các trung tâm nha khoa uy tín và có chất lượng tốt.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN